CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐẶC TRƯNG TẠI QUẢNG BÌNH

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Quảng Bình đã trở thành cái nôi. Nơi nuôi dưỡng nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc. Từ điệu hò thuốc Minh Hóa, Hò khoan Lệ Thủy, Ca trù Quảng Trạch, điệu múa bông hò chèo cạn,… Tất cả đã cho thấy sự phong phú, đa dạng của kho tàng nghệ thuật dân gian nơi đây. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Quảng Bình Trekking. Để cùng tìm hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa của Quảng Bình bạn nhé!

1. Múa bông hò chèo cạn mang nét đẹp văn hóa của Đức Trạch

Múa bông, hò chèo cạn Đức Trạch đã gắn với người dân Đức Trạch hàng trăm năm nay. Múa bông, hò chèo cạn là một loại hình diễn xướng bắt buộc. Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lễ hội Cầu Ngư hàng năm.

Đúng theo tên gọi của loại hình diễn xướng này. Chèo cạn là sự mô phỏng trên cạn, diễn tả lại những hành động của người đi biển. Điệu hò khỏe khoắn của người hò cùng với sự phối hợp nhịp nhàng với điệu múa chèo cạn. Đã mô phỏng sinh động cuộc sống hằng ngày của các ngư dân qua các hoạt động: chèo thuyền, thả lưới, kéo lưới,…

Múa bông là một cách người dân thể hiện ước vọng mọi điều bình yên, ấm no và hạnh phúc. Không biết tự bao giờ, điệu múa này đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Trở thành một phần không thể thiếu của người dân vùng biển Đức Trạch.

Để duy trì nét văn hóa đặc sắc này, các đội chèo cạn sẽ tập luyện thuần thục. Để biểu diễn tại các lễ hội truyền thống hằng năm của xã Đức Trạch. Như lễ hội Cầu Ngư và lễ tạ ơn thần Nam Hải. Hò chèo cạn và múa bông đã góp phần làm cho các lễ hội linh thiêng và rộn ràng hơn. Đồng thời, động viên tinh thần cho những người ngư dân sắp ra khơi bám biển. Chiến đấu với sóng gió trùng khơi để mang thuyền về cá ắp đầy khoang.

Hò chèo cạn và múa bông đã góp phần làm cho các lễ hội linh thiêng và rộn ràng hơn.
Hò chèo cạn và múa bông đã góp phần làm cho các lễ hội linh thiêng và rộn ràng hơn.

2. Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Hò thuốc cá Minh Hóa

Hò thuốc cá là một làn điệu dân ca đặc trưng của người dân ở huyện Minh Hóa. Loại hình nghệ thuật này bắt nguồn từ nghề thuốc cá tập thể khi giã hay đâm nhỏ rễ cây “tèng”. Sau đó chế thành thuốc và thả xuống các khe suối để bắt cá. Hò thuốc có nhịp điệu linh hoạt, khẩn trương theo từng nhịp chày giã thuốc.

Ngày nay, Hò thuốc cá Minh Hóa được diễn xướng trong các lễ hội, các cuộc hội hè. Trong các buổi lễ đám cưới và cả trong những lời ru con. Đặc biệt vào các dịp hội Rằm tháng ba Minh Hóa (âm lịch). Phần hò và xô vẫn thường được trình diễn như khi hò trong các hoạt động lao động thường ngày. Chỉ khác là các động tác giã tèng được thay thế bằng những nhịp vỗ tay của mọi người trong cuộc vui.

Ngày nay, Hò thuốc cá Minh Hóa được diễn xướng trong các lễ hội, các cuộc hội hè.
Ngày nay, Hò thuốc cá Minh Hóa được diễn xướng trong các lễ hội, các cuộc hội hè.

3. Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Hò khoan Lệ Thủy

Hình thức biểu diễn chủ yếu của Hò khoan Lệ Thủy là biểu diễn bằng lối diễn xướng tập thể. Bao gồm hai loại hình là tập thể hội xướng (xô) và các nhân lĩnh xướng (hò). Hò được dùng ngay trong các hoạt động lao động thường ngày như: đi cấy, đi cày, xây nhà, giã gạo,… Nhằm khích lệ tinh thần cho người dân. Ngoài ra, hò còn được dùng để tâm tình, đối đáp hoặc trao duyên trong các ngày hội truyền thống.

Hò khoan Lệ Thủy thể hiện nét độc đáo ở chỗ có thể hò một mình và nhiều người đều được. Khi hò một mình thì hò cả cái, cả con. Hơn hai người trở lên thì một người hò cái, những người còn lại hò con. Loại hình nghệ thuật này có thể hát đa dạng chủ đề như thi nhai, hò trêu tức, hò đố, hò nối hơi, nối trí,…

Hò khoan sử dụng lối hát mộc mạc, bình dị lại vừa gần gũi. Nhưng lại chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và nghệ thuật cả trong lời hát lẫn âm nhạc. Đặc biệt Hò khoan Lệ Thủy mang đến tính nhân đạo, bình đẳng trong xã hội không phân biệt tầng lớp.

Nếu trên núi có “hò lỉa trâu” vang vọng đầy uy lực. Thì dưới biển có “hò nậu xăm” phấn chấn, rộn ràng và “hò khơi” dẻo dai, vững chãi. Với vùng đồng bằng có sáu bài hò tình sâu nghĩa nặng. Thể hiện sự linh hoạt, phóng khoáng của người hát. Vừa khích lệ động viên tinh thần và là nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống.

Hò khoan chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và nghệ thuật cả trong lời hát lẫn âm nhạc.
Hò khoan chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và nghệ thuật cả trong lời hát lẫn âm nhạc.

4. Trao truyền giá trị nghệ thuật truyền thống ca trù Quảng Trạch

Tại làng Đông Dương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây không chỉ được biết đến là vùng quê có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Được chứng minh bằng nhiều chiến tích, di tích gắn liền với cuộc sống người người dân trong làng. Đây còn là “cái nôi” duy nhất ở Quảng Bình còn bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù.

Vào các dịp lễ hội truyền thống, người dân trong làng thường quây quần. Và hát những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước. Ngợi ca các vị tiền bối đã khai khẩn lập làng. Với những giá trị âm nhạc và ca từ độc đáo. Ca trù đã dần đi vào cuộc sống hằng ngày của người dân. Cũng như các du khách của Quảng Bình Trekking đã ghé thăm nơi đây.

Làng Đông Dương là “cái nôi” duy nhất ở Quảng Bình còn bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù.
Làng Đông Dương là “cái nôi” duy nhất ở Quảng Bình còn bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù.

5. Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch khám phá tại Quảng Bình

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THIÊN AN là một trong những công ty du lịch hàng đầu. Dịch vụ lữ hành của Quảng Bình Trekking luôn không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ. Để mang đến cho khách hàng những chuyến đi trọn vẹn và hành trình đáng nhớ nhất. Chúng tôi sẽ bố trí đội ngũ hướng dẫn viên tận tâm có kỹ năng nghề nghiệp để đồng hành cùng quý khách trong suốt chuyến đi. Hãy liên hệ đến hotline 090.683.2288 để được tư vấn nhanh nhất nhé!

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THIÊN AN
Địa chỉ: 24 Dương Văn An, Phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 090.683.2288
Website: quangbinhtrekking.com

Bài viết liên quan
0906832288