QUẢNG BÌNH – VÙNG ĐẤT GIAO THOA VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Quảng Bình là vùng đất có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa rất phong phú và đa dạng với các dân tộc thiểu số sinh sống khác nhau. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình cũng rất hòa hợp với nhau. Chính vì vậy, góp phần tạo nên sự thú vị với những nền văn hóa riêng. Để hiểu rõ hơn về vùng đất này, mời bạn cùng theo chân Quảng Bình Trekking tìm hiểu thông tin về nét văn hóa của các dân tộc nhé!

1. Tìm hiểu những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình có 2 dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Bru – Vân Kiều và dân tộc Chứt. Ngoài ra còn có bộ phận rất ít thuộc các dân tộc thiểu số khác như: Thổ, Thái, Mường, Pa Kô. Đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình chủ yếu ở các xã vùng sâu và biên giới. Nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội khó khăn.

Tuy vậy, trong quá trình sinh sống và phát triển. Các dân tộc thiểu số Quảng Bình đã cố gắng sáng tạo và gìn giữ rất nhiều giá trị văn hoá độc đáo. Đồng thời, đóng góp nhiều công sức, xương máu trong bảo vệ và xây dựng bản làng, quê hương.

Nét đặc trưng văn hóa lễ hội hàng năm của hầu hết các dân tộc thiểu số.
Nét đặc trưng văn hóa lễ hội hàng năm của hầu hết các dân tộc thiểu số.

2. Giá trị lưu giữ về văn hóa của dân tộc Chứt tại Quảng Bình

            2.1. Vị trí khu vực cư trú dân tộc Chứt

Dân tộc Chứt sinh sống ở Quảng Bình thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Bao gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, ARem, Mã Liềng. Dân tộc này sinh sống ở một số xã miền núi, vùng cao. Từ các huyện Bố Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá.

Tộc người Sách: Địa bàn cư trú chủ yếu ở xã vùng cao huyện Minh Hoá. Đồng thời, sống rải rác ở một số xã miền núi của huyện Tuyên Hoá và Bố Trạch.

Tộc người Rục: Cư trú theo cộng đồng, chủ yếu ở xã Thượng Hoá, huyện Minh Hoá.

Tộc người ARem: Chủ yếu ở 2 bản thuộc xã Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch.

Tộc người Mày: Ở 11 thôn bản thuộc các xã Dân Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh, Thượng Hoá huyện Minh Hoá.

Tộc người Mã Liềng: Cư trú theo cộng đồng ở 6 bản thuộc các xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá. Và Thanh Hoá, Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá.

            2.2. Hoạt động sinh hoạt ở làng bản

Phần lớn các tộc người của dân tộc Chứt cư trú theo cộng đồng làng bản. Nhưng thường phân tán thành nhiều điểm dân cư khác nhau. Mỗi bản có già làng do dân suy tôn, thường đứng đầu một dòng họ có uy tín nhất làng.

Trước Cách mạng Tháng Tám, các tộc người của dân tộc này không có họ. Ngày nay, người dân tại đây thường nhận mình là họ Cao, Đinh, Phạm, Hồ,… Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Hiện nay, ở các thôn bản của dân tộc Chứt, ngoài già làng do dân suy tôn. Bên cạnh đó, còn có trưởng bản được dân bầu theo quy định.

            2.3. Chế độ hôn nhân trong gia đình

Chế độ hôn nhân của dân tộc Chứt là hôn nhân một vợ một chồng bền vững. Gia đình là tiểu gia đình phụ quyền. Con trai khi lấy vợ ra ở riêng, con gái lấy chồng về ở nhà chồng. Con trai, con gái dân tộc Chứt đến tuổi dậy thì có quyền tự do tìm hiểu nhau. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những nguyên tắc bắt buộc.

Trong dòng họ không chấp nhận hôn nhân giữa những người cùng huyết thống trong 3 đời. Đến đời thứ 4 mới có thể quan hệ hôn nhân, không phân biệt bên nội hay ngoại. Cũng như nghiêm cấm những người cùng dòng họ trong 3 đời lấy nhau. Nếu không sẽ bị cộng đồng, dòng họ xử phạt rất nặng nếu vi phạm. Trong quá trình hôn nhân, vai trò của ông cậu và thách cưới, tập tục ở xứ ở rể còn tồn tại.

Trong hôn nhân, lễ tiết bao gồm: Lễ làm dấu, lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ xin dâu, lễ lại mặt. Tuy nhiên, ở mỗi tộc các bước tiến hành có sự khác nhau nhất định. Người Mày lễ cưới được tổ chức làm 2 lần và người Sách không có lễ xin ở rể. Người Sách chịu nhiều ảnh hưởng hình thức hôn nhân của người Việt trong vùng. Thể hiện ở các bước trong hôn nhân, vai trò phụ quyền đậm nét. Còn người Mày, Rục, ARem, Mã Liềng bảo lưu nhiều yếu tố cổ xưa hơn.

            2.4. Tục lệ tổ chức cúng kiếng ma chay

Việc ma chay của dân tộc Chứt cũng được làm khá đơn giản. Tuy nhiên, người Sách chịu nhiều ảnh hưởng của người Kinh trong vùng. Theo nếp chung, tang gia thường tổ chức trong 3 ngày. Sau đó đưa đi chôn. Người chết được quấn bằng lá tro hoặc bằng phên nứa. Mộ được đắp thành nắm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau ba ngày, tộc trưởng sẽ làm lễ gọi hồn về trên bàn thờ tổ tiên tại nhà tộc trưởng.

Đối với đồng bào Chứt, tín ngưỡng vật linh khá phổ biến. Họ quan niệm ở rừng có ma rừng, ở suối có ma suối. Ở không trung có ma lơ lửng, dưới đất có ma đất,… Do đó, trong đời sống sinh hoạt, đồng bào Chứt có tục lệ cúng ma. Vị thần đứng đầu là thần trông coi, bảo vệ đất rừng, người và vật của bản làng.

Già Làng cúng bái khai mạc lễ hội Tết lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt.
Già Làng cúng bái khai mạc lễ hội Tết lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt.

3. Nét đặc trưng về đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều xứ Quảng

            3.1. Khu vực tập trung sinh sống

Dân tộc Bru – Vân Kiều ở Quảng Bình thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – khmer. Gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì. Địa bàn cư trú thuộc các xã vùng cao của huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh. Họ sống rải rác ở một số xã miền núi, vùng cao của huyện Bố Trạch và Minh Hoá.

Tộc người Vân Kiều: Sinh sống chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch,…

Tộc người Ma Coong: Đồng bào cư trú theo cộng đồng ở xã Thượng Trạch (18 bản). Và một bộ phận sống xen với người ARem ở Tân Trạch, huyện Bố Trạch.

Tộc người Khùa: Cư trú chủ yếu ở xã Dân Hoá, Trọng Hoá của huyện Minh Hoá. Một số hộ xen với dân tộc khác ở xã Thanh Hoá, huyện Tuyên Hoá. Bản thuộc xã Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch.

Tộc người Trì: Với địa bàn cư trú ở xã Thượng Trạch của huyện Bố Trạch.

            3.2. Tục lệ hôn nhân trong gia đình

Con trai, con gái người Bru – Vân Kiều được tự do yêu nhau. Cha mẹ thường tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của con. Hình thức hôn nhân là ngoại hôn, một vợ một chồng và sinh sống bên chồng. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn mang tàn dư của thời mẫu hệ. Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc cưới sinh của các cháu. Nhà trai cưới vợ phải biếu đồ sính lễ cho nhà gái. Với 3 thứ bắt buộc là thanh kiếm, nồi đồng và 8 đồng bạc trắng.

Khi về nhà chồng, cô dâu phải qua một số lễ nghi bắt buộc. Ví dụ như: bắc bếp, rửa chân, ăn cơm chung với chồng,… Sau lễ cưới, đôi vợ chồng phải làm “lễ cưới” lần thứ 2, gọi là lễ khơi. Mục đích là để người vợ chính thức được coi là thành viên trong dòng họ. Tục lệ này vẫn còn tồn tại ở tộc người Khùa.

Trong nhà, người đàn ông lớn tuổi nhất sẽ làm chủ gia đình, nắm quyền quyết định mọi việc. Người mẹ chịu trách nhiệm chính trong việc nội trợ và dạy dỗ con cái. Gia đình tuy có sự phân biệt vai trò theo giới tính rõ rệt. Nhưng giữa các thành viên là mối quan hệ tôn trọng, thương yêu và đùm bọc nhau. Khi chủ gia đình mất đi, quyền hành và tài sản được trao cho người con trai cả. Con gái không được chia tài sản, nếu có cũng chỉ ít hơn so với con trai.

            3.3. Văn hóa về y phục của người Bru

Theo tục lệ ngày trước, đàn ông phải để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trang phục của nữ, nếu gái chưa chồng búi tóc về bên trái. Sau khi lấy chồng thì búi tóc trên đỉnh đầu. Áo của nữ giới có loại chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc vuông. Cũng có loại áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm. Cổ và hai mép trước áo có đính đồng bạc nhỏ màu sáng.

Người Bru – Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn, đàn. Đồng bào Bru có nhiều làn điệu dân ca khác nhau. “Chà chấp” là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến. “Sim” là hình thức hát đối đáp giữa nam với nữ.

Những nét giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc người Bru - Vân Kiều.
Những nét giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc người Bru – Vân Kiều.

4. Quảng Bình Trekking chuyên lên lịch trình tour giá tốt nhất

Ngoài hai dân tộc Bru – Vân Kiều và dân tộc Chứt. Ở các xã miền núi của tỉnh Quảng Bình còn có 9 dân tộc thiểu số khác, nhưng số lượng dân cư không nhiều. Nếu du khách đang có ý định ghé thăm và tìm hiểu rõ hơn về nét văn hóa của các dân tộc thiểu số. Hãy gọi ngay cho Quảng Bình Trekking theo số hotline 090.683.2288. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THIÊN AN sẽ đem đến cho bạn một chuyến tham quan tuyệt vời nhất.

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THIÊN AN
Địa chỉ: 24 Dương Văn An, Phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 090.683.2288
Website: quangbinhtrekking.com

Bài viết liên quan
0906832288